Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

Cho hỏi cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô? Câu hỏi của anh Huy (Biên hòa)

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

Tại khoản 7 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP có quy định về thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh
.......
7. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;
b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
c) Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
d) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 07 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực;
......

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô? (Hình từ Internet)

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định có phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

Tại Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định như sau:

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
2. Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến;
b) Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danh sách đơn vị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến;
c) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.
......

Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới có thể đăng ký khai thác tuyến.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có những nội dung gì?

Tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
c) Người đại diện theo pháp luật;
d) Các hình thức kinh doanh;
đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, những nội dung có trong Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

- Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

- Người đại diện theo pháp luật;

- Các hình thức kinh doanh;

- Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào