Gửi đơn tố cáo
1. Hành vi bịa đặt về nhân thân (hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật về nhân thân để người bạn tin đó là sự thật) của người yêu bạn cũ nhằm lừa đảo để mượn tiền của bạn rồi không trả lại bạn có thể là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bởi lẽ, Điều 139 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
2. Điều 3 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 có quy định các Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
“1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội.”
Khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 có quy định: “Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ Trung đoàn trưởng hoặc tương đương trở xuống; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.”
Người yêu cũ của bạn hiện nay đang trong quân ngũ, phục vụ trong quân đội, như vậy thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án quân sự.
Như vậy, bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm đến chính đơn vị quân đội mà người này đóng quân, phục vụ. Bạn cũng có thể tố cáo với cơ quan công an nơi bạn cư trú, sau khi xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan công an sẽ làm thủ tục chuyển thẩm quyền điều tra vụ án theo quy định của pháp luật./.
Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.