Mức phạt với hành vi lắp gương xe máy sai quy định?

Nếu lắp gương bên trái (gương kiểu) mà không phải gương theo xe mà vẫn đủ tầm nhìn phía sau thì có bị thổi phạt không. Vì hiện nay CSGT rất hay thổi phạt về vấn đề này. Đôi khi gương mình lắp bên trái vẫn đủ tầm nhìn phía sau mà họ vẫn phạt vì tự thay đổi thiết kế (ở đây là lắp gương không đúng gương xe) mà theo em được biết thì luật không quy định gương lắp bên trái phải là gương theo xe. Em xin cảm ơn
Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định “có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển” là một trong những điều kiện được phép tham gia giao thông của xe cơ giới (xe ôtô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy).

Điểm a Khoản 2 Điều 19 và Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định:
 
 
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy “không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng” sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô “không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có những thiết bị đó)” sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
 
Về việc xử lý các hành vi vi phạm quy định trên, Điều 33 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP.

Ngoài việc bị phạt tiền, tùy từng hành vi vi phạm cụ thể, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 7 Điều 33 nêu trên như: buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe; khôi phục lại hình dáng, kích thước hoặc tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe; bị tịch thu phương tiện.

Theo các quy định trên, việc sử dụng gương chiếu hậu không đúng kiểu, loại của xe không phải là lỗi vi phạm quy định tự ý thay đổi kết cấu của xe. Hành vi này chỉ coi là vi phạm khi sử dụng gương chiếu hậu không có tác dụng, hoặc không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Từ ngày 01/01/2014, các quy định về xử phạt nêu trên sẽ được thay thế bằng các quy định tương ứng tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào