Quy định về các trường hợp bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng là gì?
Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng trong các trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi, thanh lý theo quy định tại Điều 25, Điều 29 Nghị định này được xử lý theo hình thức bán tài sản;
b) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng trong các trường hợp như:
- Tài sản bị thu hồi, thanh lý theo quy định tại Điều 25, Điều 29 Nghị định này được xử lý theo hình thức bán tài sản;
- Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Quy định về các trường hợp bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được áp dụng là gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
...
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn với đất thuộc trung ương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản;
b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không gắn với đất thuộc phạm vi quản lý;
c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp phân cấp thẩm quyền bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn liền với đất, mặt nước, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Vậy thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc về Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tùy vào phạm vi quản lý tương ứng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
Trình tự, thủ tục bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không gắn với đất, mặt nước như thế nào?
Tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không gắn với đất, mặt nước như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
...
4. Trình tự, thủ tục bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi không gắn với đất, mặt nước
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị bán, báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định. Hồ sơ đề nghị bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
- Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan quản lý cấp trên: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán; lý do bán; mục đích sử dụng hiện tại) theo Mẫu số 06/TSTL-DM ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất (trong trường hợp bán tài sản gắn với đất, mặt nước): 01 bản sao.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị bán tài sản, cấp có thẩm quyền ra quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của quyết định bán tài sản gồm:
- Tên cơ quan được giao quản lý tài sản;
- Danh mục tài sản được bán (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán);
- Phương thức bán tài sản;
- Quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản;
- Trách nhiệm, thời hạn tổ chức thực hiện.
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định bán tài sản của cấp có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện bán theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;
d) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao quản lý tài sản. Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.
Trường hợp quá thời hạn quy định tại điểm này mà người được quyền mua tài sản chưa thanh toán đủ số tiền mua tài sản, thì người được quyền mua tài sản phải nộp khoản tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trong trường hợp này, cơ quan được giao quản lý tài sản có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng mua bán tài sản và chứng từ về việc nộp tiền của người được quyền mua tài sản (nếu có) gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Thời hạn nộp tiền cụ thể và quy định việc nộp tiền chậm nộp phải được ghi rõ tại Quy chế bán đấu giá, Hợp đồng mua bán tài sản.
Trường hợp đã ký hợp đồng hoặc thanh toán tiền mua tài sản nhưng sau đó người mua tài sản không mua nữa thì được xử lý theo hợp đồng ký kết và pháp luật về dân sự.
đ) Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản cho người mua theo quy định. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán;
e) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc bán đấu giá tài sản, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Nghị định này.
Vậy, việc bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm các bước:
Bước 1: Cơ quan được giao quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị bán, báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.
Bước 2: Cấp có thẩm quyền ra quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán tài sản không phù hợp trong thời hạn 30 ngày.
Bước 3: Cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện bán theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản trong thời hạn 60 ngày.
Bước 4: - Người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao quản lý tài sản trong vòng 90 ngày.
- Cơ quan được giao quản lý tài sản có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.
Bước 5: Cơ quan được giao quản lý tài sản xuất hóa đơn bán tài sản cho người mua.
Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc bán đấu giá tài sản, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.