Giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
- Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?
Giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
Tại Điều 20 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, giá chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là khoản tiền đơn vị thuê, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản phải trả cho Nhà nước để được sử dụng, khai thác tài sản theo Hợp đồng ký kết.
2. Giá cho thuê là giá thu cố định hoặc giá thu biến đổi hoặc bao gồm cả giá thu cố định và giá thu biến đổi.
a) Giá thu cố định được xác định trên cơ sở hao mòn tài sản, tiền trả nợ gốc và lãi vay (nếu có), chi phí phục vụ quản lý, khai thác tài sản;
b) Giá thu biến đổi được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của doanh thu khai thác tài sản cho thuê hàng năm.
3. Giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi quy định như sau:
a) Trường hợp giá cho thuê là giá thu cố định thì giá khởi điểm để đấu giá là giá thu cố định;
b) Trường hợp giá cho thuê là giá thu biến đổi thì giá khởi điểm để đấu giá là giá thu biến đổi;
c) Trường hợp giá cho thuê bao gồm cả giá thu cố định và giá thu biến đổi thì cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án lựa chọn giá thu cố định hoặc giá thu biến đổi để xác định giá khởi điểm để đấu giá theo nguyên tắc ưu tiên giá thu cố định khi có đầy đủ các yếu tố để xác định giá.
4. Giá khởi điểm chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được xác định theo phương pháp so sánh, phương pháp doanh thu - chi phí.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
Giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là khoản tiền đơn vị thuê, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản phải trả cho Nhà nước để được sử dụng, khai thác tài sản theo Hợp đồng ký kết.
Giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?
Tại Điều 23 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Số tiền thu được từ việc cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc khai thác;
b) Sở Tài chính đối với tài sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quyết định khai thác đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Chi phí có liên quan đến việc cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được lập dự toán và do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với tài sản thuộc địa phương quản lý theo phân cấp gồm:
a) Chi phí kiểm kê, xác định giá, tổ chức cho thuê quyền khai thác và chi phí khác có liên quan trong trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
b) Chi phí kiểm kê, xác định giá khởi điểm, tổ chức đấu giá và chi phí khác có liên quan trong trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
3. Việc lập dự toán chi phí; trình tự, thủ tục thanh toán chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định Điều 31 Nghị định này.
4. Định kỳ hằng quý, chủ tài khoản tạm giữ thực hiện nộp số tiền còn lại đối với các khoản thu từ khai thác tài sản sau khi đã hoàn thành việc thanh toán chi phí vào ngân sách nhà nước và được sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về thủy lợi và pháp luật có liên quan.
Số tiền thu được từ việc cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản làm chủ tài khoản.
Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là gì?
Tại Điều 24 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
1. Thu hồi tài sản.
2. Điều chuyển tài sản.
3. Bán tài sản.
4. Sử dụng tài sản cấu hạ tầng hạ tầng thủy lợi để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
5. Thanh lý tài sản.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Khi xảy ra vi phạm thì sẽ có 07 hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là thu hồi tài sản, điều chuyển tài sản, bán tài sản, sử dụng tài sản cấu hạ tầng hạ tầng thủy lợi để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao, thanh lý tài sản, xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại, hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.