Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm?
- Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm?
- Gửi đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo thủ tục giám đốc thẩm?
- Xử lý trường hợp đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo thủ tục giám đốc thẩm do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến?
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm?
Tại Điều 1 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 284a BLTTDS (sau đây gọi tắt là đơn đề nghị) phải được làm theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Đương sự đề nghị là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc phải nộp kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; đương sự đề nghị là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.
2. Văn bản thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cho người có quyền kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS (sau đây gọi tắt là văn bản thông báo) phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
b) Tên Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết văn bản thông báo;
c) Tên, địa chỉ của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện vi phạm;
d) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật;
đ) Nội dung thông báo của Tòa án, Viện kiểm sát, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án;
e) Tên tài liệu, chứng cứ chứng minh bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
Người thông báo phát hiện vi phạm là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; người thông báo phát hiện vi phạm là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối văn bản thông báo.
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Đương sự đề nghị là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc phải nộp kèm theo bản phô tô giấy tờ tùy thân của họ; đương sự đề nghị là cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm (Hình từ Internet)
Gửi đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo thủ tục giám đốc thẩm?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
1. Đương sự gửi đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại Điều 285 BLTTDS bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát;
b) Gửi đến Tòa án, Viện kiểm sát qua đường bưu chính.
2. Trường hợp đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến, thì được xử lý theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch này.
Đương sự gửi đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền bằng các phương thức là nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát và Gửi đến Tòa án, Viện kiểm sát qua đường bưu chính.
Xử lý trường hợp đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo thủ tục giám đốc thẩm do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến?
Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS, Tòa án, Viện kiểm sát nhận được đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến mà có đủ các điều kiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này, thì thực hiện tương tự việc nhận đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư liên tịch này và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và đương sự biết.
2. Trường hợp đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến mà không có đủ các điều kiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo trả lại đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự và hướng dẫn đương sự thực hiện đúng hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch này; đồng thời thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chuyển đơn đề nghị biết.
Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo thủ tục giám đốc thẩm do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến thì Tòa án, Viện kiểm sát mà có đủ các điều kiện thì thực hiện tương tự việc nhận đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo và thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và đương sự biết. Đơn đề nghị, tài liệu, chứng cứ kèm theo của đương sự do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chuyển đến mà không có đủ các điều kiện theo thì Tòa án, Viện kiểm sát thông báo trả lại đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự và hướng dẫn đương sự thực hiện đúng hướng dẫn đồng thời thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã chuyển đơn đề nghị biết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.