Quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân ra sao?
- Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân là gì?
- Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân ra sao?
- Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân là gì?
Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân là gì?
Tại Điều 10 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân như sau:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thuộc phạm vi quản lý được giao. Các cơ quan, đơn vị khác liên quan có trách nhiệm phối hợp.
2. Cán bộ, chiến sĩ Công an không giữ chức vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ có thẩm quyền giải quyết đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự mà nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan khác ngoài Công an nhân dân, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải trao đổi với cơ quan chức năng có liên quan để thống nhất việc phân công chủ trì, phối hợp giải quyết tố cáo. Nếu không thống nhất được thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp xem xét để báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Trong thời gian trao đổi, báo cáo nếu hành vi bị tố cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tố cáo, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định hoặc thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị Công an, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
4. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân được pháp luật quy định như trên.
Quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân ra sao? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân ra sao?
Tại Điều 11 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân dân như sau:
Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, khoản 1 Điều 32, Điều 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Luật Tố cáo, Điều 13 Nghị định này và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, khoản 1 Điều 32, Điều 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Luật Tố cáo, Điều 13 Nghị định này và Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân là gì?
Tại Điều 12 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự trong Công an nhân dân như sau:
1. Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cán bộ, chiến sĩ Công an có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
b) Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình thì cán bộ, chiến sĩ Công an tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;
c) Thủ trưởng, cán bộ, chiến sĩ Công an giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ vụ việc tố cáo được lập chung cùng hồ sơ xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.