Kết nối mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước quy định chung như thế nào?
Quy định chung về kết nối mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về quy định chung về kết nối mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
1. Cục Bưu điện Trung ương và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải thực hiện việc kết nối mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 đáp ứng các yêu cầu bảo đảm bí mật nhà nước; an toàn, an ninh; thống nhất trong tổ chức quản lý, vận hành, khai thác; tuân thủ quy định về trang thiết bị, phương tiện vận chuyển chuyên dùng; quy định nghiệp vụ và tiêu chuẩn người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ.
2. Việc kết nối được thực hiện theo Hợp đồng kết nối giữa hai bên theo quy định tại Thông tư này và pháp luật liên quan; bảo đảm nguyên tắc kịp thời, công khai, minh bạch.
Theo đó, Cục Bưu điện Trung ương và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải thực hiện việc kết nối mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 đáp ứng các yêu cầu bảo đảm bí mật nhà nước; an toàn, an ninh; thống nhất trong tổ chức quản lý, vận hành, khai thác; tuân thủ quy định về trang thiết bị, phương tiện vận chuyển chuyên dùng; quy định nghiệp vụ và tiêu chuẩn người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ.
Kết nối mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước quy định chung như thế nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng kết nối mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về hợp đồng kết nối mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
1. Nội dung chính của Hợp đồng kết nối
a) Thông tin chung về đơn vị (tên, địa chỉ trụ sở, số điện thoại) và người đại diện theo pháp luật của đơn vị (họ và tên; chức vụ; số điện thoại liên hệ; địa chỉ thư điện tử và các thông tin cần thiết khác).
b) Thông tin liên quan đến việc thực hiện kết nối:
- Địa điểm kết nối; thông tin về đầu mối liên hệ của các bên (họ và tên; chức vụ; số điện thoại liên hệ; địa chỉ thư điện tử và các thông tin cần thiết khác) và thông báo bằng văn bản khi có sự thay đổi thông tin về đầu mối liên hệ; điều kiện của người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1;
- Chất lượng dịch vụ; chi phí kết nối; đối soát sản lượng bưu gửi và xác nhận chất lượng dịch vụ; giảm trừ giá trị thanh toán khi có vi phạm nghĩa vụ; phối hợp xử lý khi có khiếu nại về chất lượng cung cấp dịch vụ hoặc có sự cố về an ninh, an toàn trong cung cấp dịch vụ; cơ sở dữ liệu và chia sẻ dữ liệu trong cung cấp dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ khác của các bên.
2. Ký kết Hợp đồng kết nối
a) Cục Bưu điện Trung ương và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thỏa thuận các nội dung của Hợp đồng kết nối. Sau khi thống nhất, hai bên ký kết Hợp đồng kết nối.
b) Cục Bưu điện Trung ương có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi ký kết và khi có sửa đổi, bổ sung Hợp đồng kết nối.
Việc ký kết Hợp đồng kết nối mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định như sau:
- Cục Bưu điện Trung ương và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thỏa thuận các nội dung của Hợp đồng kết nối. Sau khi thống nhất, hai bên ký kết Hợp đồng kết nối.
- Cục Bưu điện Trung ương có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi ký kết và khi có sửa đổi, bổ sung Hợp đồng kết nối.
Kiểm tra, giám sát cung cấp dịch vụ mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ra sao?
Tại Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về kiểm tra, giám sát cung cấp dịch vụ mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:
1. Kiểm tra định kỳ
a) Hằng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) thực hiện kiểm tra, giám sát theo kế hoạch hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 trên toàn mạng lưới. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu (gọi chung là Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 thông qua mạng bưu chính công cộng tại địa phương.
b) Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: việc chấp hành các quy định về cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ, kết nối mạng, an toàn, an ninh và các nội dung liên quan khác trong hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
2. Kiểm tra đột xuất
a) Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) quyết định kiểm tra đột xuất hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 trên toàn mạng. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định kiểm tra đột xuất hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 thông qua mạng bưu chính công cộng trên địa bàn khi cần thiết.
b) Khi kiểm tra đột xuất, cơ quan quyết định kiểm tra phải thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra biết trước tối thiểu 01 (một) ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.