Tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bác sĩ có thể tiết lộ không?
Bác sĩ có được tiết lộ tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân không?
Tại Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.
3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.
Theo Điều 8 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định quyền được tôn trọng bí mật riêng tư như sau:
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.
Như vậy, theo quy định trên hành vi tiết lộ tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi chưa có sự đồng ý của bệnh nhân là một hành vi bị cấm.
Bác sĩ của bạn đã tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn cho bố mẹ của bạn biết khi chưa có sự đồng ý của bạn thì bác sĩ này đang vi phạm pháp luật.
Tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bác sĩ có thể tiết lộ không? (Hình từ Internet)
Bác sĩ tiết lộ tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Khoản 3 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết;
b) Yêu cầu người bệnh thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật;
c) Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định;
d) Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật.
Tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, theo quy định trên bác sĩ tiết lộ tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi chưa có sự đồng ý của bệnh nhân sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bác sĩ của bạn đã tiết lộ tình trạng sức khỏe trong hồ sơ bệnh án cho bố mẹ bạn biết khi chưa có sự đồng ý của bạn thì bác sĩ đấy sẽ bị xử phạt hành chính như đã nêu trên.
Được phép khai thác hồ sơ bệnh án trong trường hợp nào?
Theo Khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:
a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;
c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.
Trên đây là 03 trường hợp được phép khai thác hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.