Trong thời gian bao lâu công ty có thể nợ lương nhân viên của công ty?

Công ty có thể nợ lương nhân viên của công ty trong thời gian bao lâu? Nhân viên ăn cắp đồ của công ty cách đây 10 tháng có còn xử lý sa thải được không? Công ty đương nhiên có quyền chuyển nhân viên làm công việc khác vì Covid-19?

Công ty có thể nợ lương nhân viên của công ty trong thời gian bao lâu?

Dạ, cho em hỏi: nhiều công ty nợ lương người lao động rất nhiều. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người lao động. Vậy theo luật thì được nợ lương trong thời gian bao lâu?

Trả lời:

Về nguyên tắc: Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp (Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019);

Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về kỳ hạn trả lương:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Do đó, công ty chỉ được chậm lương của người lao động trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn. Thời gian nợ lương sẽ không được vượt quá 30 ngày.


Nhân viên ăn cắp đồ của công ty cách đây 10 tháng có còn xử lý sa thải được không?

Nhân viên ăn cắp đồ của công ty cách đây 10 tháng có còn xử lý sa thải được hay không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người lao động có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc thì sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải.

Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

...

Như vậy, đối với hành vi ăn cắp đồ (tài sản) của công ty thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, cho nên nhân viên ăn cắp đồ của công ty cách đây 10 tháng thì vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động (cụ thể là xử lý kỷ luật sa thải).

Công ty đương nhiên có quyền chuyển nhân viên làm công việc khác vì Covid-19?

Công ty đương nhiên có quyền chuyển nhân viên làm công việc khác so với HĐLĐ đã ký vì dịch Covid-19 có đúng không?

Trả lời:

Covid-19 là một dịch bệnh nguy hiểm toàn cầu. Khoản 1, Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:

- Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

- Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

.....

Như vậy khi gặp khó khăn vì dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19 như hiện nay thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.

Đồng thời người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Minh Tài
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào