Nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng điều kiện gì?
Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng điều kiện gì?
Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Văn Nhân, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thủy sản và quản lý nhà nước về thủy sản. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản 2017 thì điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể như sau:
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
+ Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
+ Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
+ Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
- Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.
- Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thủy sản 2017.
Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
Cho tôi hỏi, việc thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 45 Luật Thủy sản 2017 thì việc thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể như sau:
- Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sử dụng khu vực biển trái với nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về bảo vệ công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
+ Không sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quá 24 tháng liên tục, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
+ Vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh;
+ Vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Thủy sản 2017;
+ Không chấp hành nghĩa vụ tài chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 của Luật Thủy sản 2017 và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
+ Quyết định giao khu vực biển trái với quy hoạch không gian biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 của Luật Thủy sản 2017 mà không được khắc phục kịp thời.
- Nhà nước quyết định trưng dụng khu vực biển trong trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng khẩn cấp; sự cố môi trường; phòng, chống thiên tai. Việc trưng dụng khu vực biển thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Cơ quan có thẩm quyền giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thẩm quyền thu hồi khu vực biển đã giao.
- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thủy sản 2017.
Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Cho tôi hỏi, chế độ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Theo quy định tại Điều 35 Luật Thủy sản 2017 thì chế độ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể như sau:
- Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không có tên trong danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này.
- Cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
+ Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
- Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
+ Phân tích thành phần, chất lượng sản phẩm;
+ Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm;
+ Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với thủy sản nuôi trồng, môi trường và người sử dụng;
+ Nội dung khác theo đặc thù của từng sản phẩm.
- Cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm theo quy định của pháp luật;
+ Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo quy định;
+ Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
+ Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn.
- Chính phủ quy định chi tiết Khoản 2 và Khoản 3 Điều 35 Luật Thủy sản 2017; quy định trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thủy sản 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.