Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước có biên bản như thế nào?
1. Biên bản nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
Tại mẫu số 6 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định biên bản nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, theo đó:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
..., ngày ... tháng... năm ... |
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
DỰ ÁN:…………………..
I. Đối tượng nghiệm thu
(Ghi rõ đối tượng nghiệm thu như: xây lắp, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, cài đặt phần mềm, vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, phần mềm thương mại, tạo lập CSDL, đào tạo, hỗ trợ, quản trị, vận hành,...)
II. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
1. Đại diện chủ đầu tư:
- Ông (Bà):…………………………………. Chức vụ: ………………………………
2. Đại diện đơn vị được giao quản lý, sử dụng (nếu có):
- Ông (Bà):…………………………………. Chức vụ: ………………………………
3. Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế (nếu có):
- Ông (Bà):…………………………………. Chức vụ: ………………………………
4. Đại diện nhà thầu triển khai:
- Ông (Bà):…………………………………. Chức vụ: ………………………………
5. Đại diện đơn vị giám sát công tác triển khai (nếu có):
- Ông (Bà):…………………………………. Chức vụ: ………………………………
6. Đại diện đơn vị khác có liên quan (nếu có):
- Ông (Bà):…………………………………. Chức vụ: ………………………………
III. Thời gian, địa điểm nghiệm thu:
Bắt đầu: ..., ngày... tháng... năm ...
Kết thúc: ..., ngày... tháng ... năm ...
Tại: ……………………………………………………………………………………………………
IV. Đánh giá các công việc đã thực hiện:
a) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu.
b) Nghiệm thu về chất lượng.
c) Nghiệm thu về khối lượng thực hiện.
d) Nghiệm thu về tiến độ thực hiện.
đ) Các yêu cầu, ý kiến khác (nếu có).
V. Kết luận:
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu.
- Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện các khuyết điểm, tồn tại (nếu có).
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định nghiệm thu này. Biên bản này được lập thành ... (bằng chữ) bản có giá trị pháp lý như nhau, ... giữ ... bản, .... giữ ... bản, .... giữ ... bản, ..../.
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU TRIỂN KHAI
|
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIAO |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ (nếu có)
|
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KHÁC CÓ LIÊN QUAN (nếu có) |
2. Quy trình vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như thế nào?
Tại mục 1 Phụ lục số 2a Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BTTTT quy định quy trình vận hành thử hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, phần mềm thương mại của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
Việc vận hành thử do nhà thầu triển khai thực hiện bao gồm các bước chính sau đây:
a) Lập kế hoạch vận hành thử nhằm mục đích xác định các nội dung, yêu cầu, thời gian, vai trò, trách nhiệm của các bên trong quá trình vận hành thử từ giai đoạn lập kế hoạch vận hành thử đến khi kết thúc vận hành thử.
b) Xây dựng kịch bản vận hành thử để làm cơ sở phục vụ quá trình vận hành thử.
c) Thiết lập môi trường vận hành thử, xác định các điều kiện, môi trường phục vụ quá trình vận hành thử căn cứ vào chức năng, tính năng kỹ thuật cần vận hành thử.
d) Thực hiện vận hành thử:
- Thực hiện vận hành thử mức đơn động. Mức đơn động thiết bị là mức cơ bản nhất và thiết bị chỉ cần được cấp điện, cài đặt phần mềm điều khiển (nếu có).
- Thực hiện vận hành thử mức hệ thống. Mức hệ thống chỉ được vận hành thử sau khi vận hành thử mức đơn động được đánh giá là đạt. Việc vận hành thử mức hệ thống thường được thực hiện sau khi thiết bị được cấu hình, thiết lập tham số hệ thống, cài đặt phần mềm thương mại và thiết bị đã kết nối, tích hợp với các thành phần hạ tầng kỹ thuật khác liên quan theo đúng thiết kế chi tiết, kịch bản vận hành thử đã được chủ đầu tư chấp thuận.
đ) Lập báo cáo kết quả vận hành thử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.