Ủy quyền quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp liên doanh
1. Điều 581 Bộ luật Dân sự quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền của bạn có thời hạn năm năm do vậy, sau năm năm Hợp đồng ủy quyền đương nhiên chấm dứt. Ngoài ra, Hợp đồng ủy quyền còn có thể chấm dứt trong các trường hợp theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự:
- Hợp đồng ủy quyền hết hạn;
- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định: (i) Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. (ii) Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền.
- Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Sau khi hết hạn ủy quyền, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục ủy quyền cho người thân hoặc người khác theo quy định của pháp luật để quản lý doanh nghiệp của mình.
2. Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở:
- Hợp đồng liên doanh; hoặc,
- Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam
Công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hoặc công ty cổ phần. công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Hai doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ thì không liên doanh được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.