Con của thương binh có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?
Theo Khoản 12 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng bao gồm:
Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này, gồm:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Và quy định tại Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Như vậy, con đẻ/con nuôi của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì sẽ được Nhà nước cấp thẻ BHYT. Lưu ý: Con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Do đó, nếu bạn sinh viên năm nhất thì có được được cấp thẻ BHYT tuy nhiên bố bạn phải là thương bị có suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Bạn có thể đối chiếu quy định trên với trường hợp cụ thể của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.