Quy định về quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ
Quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 66/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Được chủ động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
- Được trang bị nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc theo kế hoạch được phê duyệt.
- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ.
- Được tiếp cận, xem xét tất cả các quy trình nghiệp vụ, tài sản khi thực hiện kiểm toán nội bộ.
- Được tiếp cận, phỏng vấn tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán.
- Được nhận tài liệu, văn bản, biên bản họp của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty và các bộ phận chức năng khác có liên quan đến công việc của kiểm toán nội bộ.
- Được tham dự các cuộc họp nội bộ theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại Điều lệ, quy định nội bộ của (tên doanh nghiệp).
[Đơn vị nêu chi tiết một số cuộc họp mà kiểm toán nội bộ có thể tham dự để đảm bảo kiểm toán nội bộ thực hiện được chức năng, nhiệm vụ].
- Được giám sát, đánh giá và theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị, bộ phận đối với các vấn đề mà kiểm toán nội bộ đã ghi nhận và có kiến nghị.
- Được bảo vệ an toàn trước hành động bất hợp tác của bộ phận/đơn vị được kiểm toán.
- Được đào tạo để nâng cao năng lực cho người làm công tác kiểm toán nội bộ trong bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Tất cả cán bộ, nhân viên và các cấp quản lý trong (tên doanh nghiệp) có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, giải trình và phối hợp đầy đủ, kịp thời, hỗ trợ bộ phận kiểm toán nội bộ trong việc thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.