Có đúng khi Quỹ tín dụng nhân dân cho vay trước đăng ký giao dịch bảo đảm sau?
Theo Khoản 1 Điều 38 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định quy trình cụ thể về việc cho vay đối với thành viên là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên bao gồm:
- Quy trình thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn của thành viên (phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống); tính khả thi của dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ; nhu cầu cần cải thiện đời sống; trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
- Quy trình xét duyệt cho vay và xét duyệt, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ);
- Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên;
- Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ;
- Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
- Quy định về tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật;
- Lãi suất cho vay, mức cho vay.
Và việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, quy trình giải ngân của Quỹ tín dụng nhân dân sẽ phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ của bên vay.
Còn về đăng ký giao dịch bảo đảm phải tuân thủ quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP.
Đối chiếu với quy định tại Nghị định 102 thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm của bạn đã đúng quy định pháp luật. Nhưng quy trình vay và đăng ký giao dịch bảo đảm của bạn phải phù hợp với quy chế mà Quỹ tín dụng nhân dân của bạn đưa ra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.