Doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động bị tai nạn lao động thì phải giải quyết như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội, trường hợp của anh Bằng phải được ký kết hợp đồng lao động và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, anh Bằng làm việc cho công ty X 2 năm mà công ty chưa được ký hợp đồng lao động bằng văn bản, chưa được công ty đóng bảo hiểm xã hội, đó là các hành vi vi phạm pháp luật, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Khoản 1 và 2 Điều 145 Bộ luật lao động quy định:
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
Căn cứ các quy định trên, việc không kí kết hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội cho anh Bằng của công ty X là sai. Việc giải quyết trong trường hợp anh Bằng bị tai nạn lao động là công ty X phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Nếu Công ty X không thực hiện đúng quy định đó, anh Bằng có thể trực tiếp hoặc thông qua tổ chức công đoàn cơ sở để yêu cầu Giám đốc Công ty thực hiện đúng; hoặc có đơn gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi Công ty có trụ sở chính yêu cầu cử hòa giải viên để hòa giải tranh chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.