Nội dung nghiên cứu tiền khả thi của dự án PPP
Theo Khoản 2 Điều 18 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định về nội dung nghiên cứu tiền khả thi của dự án PPP, cụ thể như sau:
- Sự cần thiết đầu tư; đánh giá lợi thế và tác động của việc thực hiện dự án theo hình thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án;
- Sự phù hợp với lĩnh vực đầu tư; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và nguồn tài nguyên;
- Phân tích sơ bộ yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng);
- Dự kiến sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Dự kiến phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
- Phân tích sơ bộ phương án tài chính của dự án gồm các nội dung: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động; phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận; dự kiến điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với dự án BT);
- Lựa chọn sơ bộ loại hợp đồng dự án;
- Dự kiến sơ bộ rủi ro trong quá trình thực hiện dự án và phân chia trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dự án;
- Dự kiến tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
- Dự kiến các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
- Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.