Phá rừng chặn lửa cháy rừng có phạm tội không?

Vừa rồi các tỉnh miền trung ta hứng chịu một đợt cháy rừng do lỗi của cá nhân cũng như là điều kiện thiên nhiên, em thấy lúc đám cháy đang cháy dữ dội và lây lan rất nhanh, thì có một nhóm người đã thực hiện cách ly ngọn lửa bằng cách chặt 1 đường dài rừng phòng hộ. Theo em được biết thì Bộ luật hình sự có quy định về tội phá rừng trong đó có quy định: Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2). Trường hợp cụ thể vừa rồi thì diện tích phá rừng phòng hộ có thể trên 3000 m2. Vậy căn cứ vào đâu để xét tính miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Nhờ ban biên tập giải đáp. Cảm ơn!

- Theo Điều 243 của Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trong đó có trường hợp phá rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2).

=> Có thể nói rằng việc phá rừng phòng hộ thì từ trên 3000m2 thì pháp luật hình sự không có quy định có trái phép hay không, cứ vi phạm thì sẽ bị xem là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tuy nhiên, pháp luật cũng không quên ban hành thêm điều khoản để bảo vệ những người vị lợi ích quốc gia, xã hội. Cụ thể tại Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tình thế cấp thiết như sau:

+ Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

+ Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

=> Với quy định trên có thể thấy nhóm người này đã vì muốn tránh diện tích cháy rừng lan rộng nên đã thực hiện cô lập bằng cách chặt đi một hàng dài rừng phòng hộ. Trường hợp nếu không có nhóm người này không thực hiện cô lập thì rất có thể diện tích cháy rừng có thể lớn hơn và lớn hơn rất nhiều so với những gì mà những người phá. Qua đó hành vi của nhóm người này được xem tình thế cấp thiết.

Kết luận: Trường hợp thực tế mà bạn đưa ra sẽ căn cứ vào tình thế cấp thiết để loại trừ trách nhiệm hình sự. Ngoài ra cũng muốn nhấn mạnh hành vi này không những không có tội mà đáng được tuyên dương.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào