Phải bồi thường những gì khi gây tai nạn giao thông?
Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Nội dung này được hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Mục 2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006, cụ thể như sau:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Đối chiếu với các quy định vừa trích dẫn ở trên đối với trường hợp của bạn, ông nội bạn sẽ được bồi thường các khoản thiệt hại sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút bao gồm: tiền thuê phương tiện đến bệnh viên; tiền thuốc, tiền viện phí, chi phí chiếu chụp X quang, xét nghiệm, mổ… theo chỉ định của bác sĩ;
- Vì ông bạn bị liệt nửa người không đi lại được và cần người thường xuyên chăm sóc nên tiền bồi thường còn bao gồm cả các chi phí cho người chăm sóc.
- Việc gây thiệt hại ít nhiều có ảnh hưởng đến việc giao tiếp, sinh hoạt của ông bạn, dẫn đến ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm, vì vậy ông bạn có thể được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Ngoài ra, nếu trước khi bị xâm phạm về sức khỏe, ông bạn còn khả năng lao động tạo ra thu nhập thực tế thì còn được bồi thường khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút sau khi sức khỏe bị xâm phạm. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm ông bạn không còn làm việc và không còn tạo ra thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo Điểm b Khoản 1 Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.