Điều kiện về vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim từ 09/10/2018

Tôi được biết trước đây pháp luật có quy định về điều kiện về vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim. Hôm nay tôi đọc báo thấy có thông tin rằng pháp luật đã quy định nới lỏng đối với điều kiện này theo chiều hướng giảm mức vốn pháp định. Vậy các bạn có thể cho tôi hỏi theo quy định mới này thì điều kiện về vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim hiện nay là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim ngoài đáp ứng các điều kiện thành lập doanh nghiệp và hoạt động điện ảnh tại Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Điện ảnh 2006 (sửa đổi 2009) và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan thì còn phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 54/2010/NĐ-CP thì doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim phải có vốn pháp định là 1.000.000.000 đồng (một tỷ VNĐ).

Tuy nhiên, hiện nay quy định này đã được sửa đổi tại Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CP thì từ ngày 09/10/2018, mức vốn pháp định đối với cac doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim đã được giảm xuống còn 200.000.000 đồng.

Qua đó, nới lỏng điều kiện đối với các doanh nghiệp đang có nguyện vọng gia nhập thị trường kinh doanh sản xuất phim tại nước ta hiện nay.

Vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phim được xác định bằng một trong các văn bản sau:

- Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một hoặc hai thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức;

- Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên;

- Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu là cá nhân.

Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với số vốn được góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh sản xuất phim thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập về số vốn hiện có của doanh nghiệp được đưa vào góp vốn thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất bảo đảm lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định quy định trên.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào