Có 3 con, muốn di chúc để tài sản cho 1 người?

Bà ngoại tôi mất năm 2014. Nay ông ngoại tôi muốn lập di chúc chỉ để lại toàn bộ tài sản thừa kế cho một người con là mẹ tôi (ông tôi có 3 người con nhưng hai cậu không chăm lo cho ông). Tuy nhiên khi ông đến cơ quan công chứng để làm di chúc thì phòng công chứng lại yêu cầu phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con, như vậy có đúng hay không? (Trần Thị Loan, Q.Phú Nhuận TP.HCM).

 

- Yêu cầu của cơ quan công chứng là phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng tôi xin trình bày cụ thể như sau để bạn hiểu rõ.

Để ông ngoại bạn có toàn quyền đối với toàn bộ tài sản của ông bà ngoại bạn và có thể để lại thừa kế cho mẹ bạn thì gia đình bạn cần tiến hành thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế do bà ngoại bạn để lại. Trình tự, thủ tục như sau:

* Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của bà ngoại bạn.

Nếu chia di sản theo pháp luật thì những người thừa kế của bà ngoại bạn được xác định theo điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật Dân sự 2005: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Do bạn không nêu rõ là ông bà cố ngoại của bạn (tức bố mẹ của bà ngoại bạn) có còn sống tại thời điểm bà ngoại bạn mất hay không, nên sẽ có hai khả năng:

+ Nếu ông bà cố của bạn mất trước bà ngoại bạn thì người được hưởng di sản do bà ngoại bạn để lại gồm: ông ngoại bạn, mẹ bạn và 2 cậu của bạn.

+ Nếu ông bà cố của bạn mất sau bà ngoại bạn thì người được hưởng di sản do bà ngoại bạn để lại gồm: ông cố, bà cố, ông ngoại bạn, mẹ bạn và 2 cậu của bạn.

Trong trường hợp này, khi ông bà cố của bạn mất thì phần di sản mà ông bà cố được hưởng từ bà ngoại của bạn sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông bà cố (xác định như đối với trường hợp của ông ngoại của bạn)

* Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi bạn sinh sống. Nếu tài sản thừa kế là bất động sản thì bạn phải đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố có bất động sản.

* Thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản.

Trong trường hợp không có nơi thường trú thì niêm yết tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.

Trong văn bản, những người thừa kế khác có thể tặng cho toàn bộ quyền hưởng di sản cho ông ngoại bạn để ông ngoại bạn trở thành chủ sở hữu đối với toàn bộ di sản thừa kế do bà ngoại bạn để lại.

Khi ông ngoại bạn đã là chủ sở hữu toàn bộ tài sản thì ông ngoại bạn có toàn quyền lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ người nào mà ông ngoại bạn mong muốn.

 

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào