Lấy các loại mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đã lấy đối với hệ sinh thái san hô
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc lấy các loại mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đã lấy đối với hệ sinh thái san hô được thực hiện như sau:
1. Đối với mẫu nước biển:
a) Đo đạc trực tiếp một số thông số chất lượng nước biển tại hiện trường;
b) Lấy mẫu nước biển: việc lựa chọn vị trí thu mẫu, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ bảo quản mẫu được thực hiện theo đúng các hướng dẫn, quy định hiện hành đảm bảo chất lượng mẫu, ngăn ngừa nhiễm bẩn mẫu.
Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu nước biển theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5998-1995 về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.
2. Đối với mẫu trầm tích:
a) Mô tả thành phần trầm tích bằng cảm nhận (qua các ngón tay đặt vào bề mặt nền khảo sát) và mô tả thành phần trầm tích, ghi lại kích cỡ thành phần hạt chiếm ưu thế (ví dụ: cát, cát mịn, bùn, cát mịn/bùn);
b) Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu trầm tích theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6663-15: 2000 về hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan; ISO 5667-12: 1995 hướng dẫn lấy mẫu trầm tích đáy; TCVN 6663-15: 2004 hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.
3. Đối với mẫu san hô và mẫu sinh vật trong hệ sinh thái san hô:
a) Lấy mẫu san hô;
b) Lấy mẫu sinh vật trong hệ sinh thái san hô bao gồm: mẫu thực vật, động vật phù du; mẫu cá; mẫu sinh vật đáy; mẫu rong, tảo biển; mẫu các sinh vật khác trong hệ sinh thái san hô.
4. Xử lý và bảo quản mẫu tại hiện trường:
a) Đối với mẫu nước: các thông số cần phân tích, loại hình chứa mẫu, điều kiện và thời gian bảo quản mẫu quy định tại bảng 4.2;
Bảng 4.2 Kỹ thuật bảo quản mẫu nước theo thông số cần phân tích
TT |
Thông số |
Ký hiệu |
Loại hình chứa |
Điều kiện bảo quản |
T/g tối đa cho phép |
Ghi chú |
1 |
Chất rắn lơ lửng |
TSS |
P hoặc G |
Lạnh 4 – 5 0C |
48 giờ |
|
2 |
Độ đục |
Tur |
P hoặc G |
Lạnh 4 – 5 0C |
24 giờ |
|
3 |
Dầu mỡ |
|
G |
Axit hóa đến pH < 2 bằng HCl, bảo quản lạnh |
1 tháng |
|
4 |
Cyanua |
CN |
P hoặc G |
Kiềm hóa đến pH > 10 |
5 – 15 ngày |
Giữ lạnh 2 – 5 0C được 10 – 15 ngày |
5 |
Nhu cầu Oxy sinh hóa |
BOD |
P hoặc G |
Lạnh 4 – 5 0C |
24 giờ |
|
6 |
Nhu cầu Oxy hóa học |
COD |
P hoặc G |
Axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4, và bảo quản lạnh 4 – 5 0C |
5 – 7 ngày |
Giữ lạnh 2 – 5 0C được 10 – 15 ngày |
7 |
Amonia |
NH4+ |
P hoặc G |
Axit hóa đến pH < 3 bằng H2SO4, và bảo quản lạnh 2 – 5 0C |
5 ngày |
200 ml Giữ lạnh 2 – 5 0C được 10 – 15 ngày |
8 |
Nitrite Nitrate |
NO2- NO3- |
P hoặc G |
Lọc qua màng 0,45 µm, lạnh 2 – 5 0C |
5 ngày |
200 ml Giữ lạnh 2 – 5 0C được 10 – 15 ngày |
9 |
Phosphorus |
PO43- |
P hoặc G |
Lọc qua màng 0,45 µm, lạnh 2 – 5 0C |
5 ngày |
250 ml |
10 |
Tổng Nitơ Tổng Photpho Tổng Nitơ Tổng Photpho |
Nts Pts Nts Pts |
P hoặc G |
Axit hóa đến pH < 2 bằng H2SO4, để trong bóng tối |
10 – 20 ngày |
500 ml Giữ lạnh 2 – 5 0C được 20 – 30 ngày |
11 |
Đồng Chì Kẽm Cadmium |
Cu Pb Zn Cd |
P hoặc G |
Axit hóa đến pH < 2 bằng HCl |
1 tháng |
2000 ml |
12 |
Thủy ngân Arsen |
Hg As |
P hoặc G |
Axit hóa đến pH < 2 bằng HNO3 |
7 ngày |
2000 ml |
13 |
Thực vật phù du |
TVPD |
P |
Dung dịch Formalin 5 – 7% |
1 năm |
|
14 |
Động vật phù du |
ĐVPD |
P |
Dung dịch Formalin 5 – 7% |
1 năm |
|
15 |
Tảo độc |
TĐ |
P |
Dung dịch Lugol 0,8 – 1% (KI + I2) |
1 năm |
|
16 |
Vi sinh |
VS |
P |
Lạnh 3 – 5 0C |
1 tuần |
|
17 |
Thuốc trừ sâu gốc Clo |
TTS |
G |
Làm lạnh 2 – 5 0C |
48 giờ |
2000 ml |
Ghi chú: V ml – Thể tích mẫu cần lấy; P – Polyethylen; G – Thủy tinh. |
b) Đối với mẫu trầm tích hay đất nền đáy rạn san hô: các chỉ tiêu phân tích và xử lý ban đầu đối với mẫu trầm tích hay đất nền đáy rạn san hô quy định tại bảng 4.3;
Bảng 4.3 Xử lý mẫu trầm tích
TT |
Chỉ tiêu phân tích |
Các xử lý cần thiết |
1 |
pH; Eh |
Đo nhanh với mẫu vật trực tiếp tại hiện trường |
2 |
Các thành phần nitơ và phốt pho hữu cơ; các ion chiết được; các thành phần ẩm và chiết xuất của tất cả các loại bùn |
Phân tích mẫu vật tươi hoặc trữ lạnh trong thời gian ngắn |
3 |
Phân tích gần đúng chất hữu cơ; nitơ hữu hiệu (hàm lượng nitơ khả dụng, có trong mẫu đất hay trầm tích) |
Sấy khô bằng khí (ở nhiệt độ 40 oC) |
4 |
Cấp phối hạt; độ hao hụt do đốt cháy; hàm lượng tổng của các thành phần khoáng hóa, phốt pho (phosphore) và sun-phua (sulphur) |
Nung khô ở nhiệt độ từ 100 oC đến 105 oC. |
c) Đối với mẫu san hô: mẫu san hô phải được xử lý sau khi thu mẫu. Trường hợp điều kiện cụ thể cho phép, có thể sử dụng dung dịch bảo quản để cố định mẫu, tốt nhất là dung dịch hỗn hợp formalin 5% và nước biển và bảo quản mẫu nơi thoáng khí;
d) Đối với mẫu sinh vật: sử dụng hóa chất dùng để cố định mẫu sinh vật: cồn, formalin, lugol. Mẫu sinh vật sau khi được cố định được đựng trong các thùng chuyên dụng và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
5. Kiểm tra, hoàn chỉnh, bổ sung các kết quả khảo sát thực địa sau mỗi ca lặn:
a) Kết thúc lặn lấy mẫu, trưởng nhóm khảo sát kiểm tra chất lượng từng công đoạn do đội tiến hành;
b) Lập biên bản kiểm tra nghiệm thu kết quả tại thực địa;
c) Hoàn thiện nhật ký và sổ ghi chép về san hô và các loài sinh vật trong hệ sinh thái san hô;
d) Hoàn thiện, bảo quản, sắp xếp mẫu;
đ) Sơ họa tuyến khảo sát, ghi chú các thông tin thực tế lên bản đồ.
6. Kiểm tra, nghiệm thu kết quả khảo sát sau mỗi ngày.
7. Thu thiết bị khảo sát khỏi vùng nghiên cứu.
a) Lau chùi và thu dọn thiết bị;
b) Kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc lấy mẫu lần sau và chuẩn bị nguyên vật liệu mới;
c) Lưu kho thiết bị cho lần lấy mẫu tiếp theo.
8. Vận chuyển mẫu: sau khi mẫu được đưa lên tàu, tiến hành mô tả mẫu, chia mẫu vào các túi, ghi các phiếu ký hiệu, bọc kỹ và đánh dấu các mẫu. Tiến hành bảo quản và vận chuyển mẫu đến nơi phân tích theo các quy định hiện hành.
Trên đây là nội dung quy định về việc lấy các loại mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đã lấy đối với hệ sinh thái san hô. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.