Trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
Trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 39 Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động, cụ thể như sau:
Phân công xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của các Bộ theo Khoản 3 Điều 87 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
1. Bộ Y tế
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với các yếu tố vệ sinh lao động trong môi trường lao động, trừ các yếu tố phóng xạ, bức xạ quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này.
b) An toàn lao động đối với trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; công trình thủy lợi, đê Điều.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị, vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản.
3. Bộ Giao thông vận tải
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: các loại phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào Mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị sau: phương tiện giao thông vận tải phải thực hiện đăng kiểm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
4. Bộ Công Thương
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với: công nghiệp cơ khí, luyện kim; sản xuất, truyền tải, phân phối điện; năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khai thác than; khai thác, chế biến, vận chuyển, phân phối, tồn chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí, trừ phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển.
b) An toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị, vật tư sau: vật liệu nổ công nghiệp; thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp; trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.
c) An toàn, vệ sinh lao động đối với hóa chất (bao gồm cả hóa dược), trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 10 Điều này.
5. Bộ Xây dựng
a) An toàn, vệ sinh lao động trong việc lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công xây dựng công trình.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ.
b) Tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) An toàn, vệ sinh lao động (trừ các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động) đối với công trình viễn thông; mạng lưới viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin.
b) An toàn lao động đối với loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong nhóm máy, thiết bị viễn thông; thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
c) An toàn, vệ sinh lao động đối với tần số vô tuyến điện có trong môi trường lao động, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
8. Bộ Quốc phòng
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia.
b) An toàn lao động đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên sử dụng cho Mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.
9. Bộ Công an
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng Công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này.
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) An toàn, vệ sinh lao động đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; đồ dùng, thiết bị kỹ thuật trong cơ sở dạy nghề; sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường không quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm a Khoản 6, Điểm a Khoản 7, Điểm a Khoản 8, Điểm a Khoản 9 Điều này, trừ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường không được Thủ tướng Chính phủ phân công theo quy định tại Điểm d Khoản này;
b) An toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ máy, thiết bị, vật tư quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 4, Điểm b Khoản 5, Điểm a Khoản 6, Điểm b Khoản 7, Điểm b Khoản 8, Điểm b Khoản 9 Điều này và trừ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được Thủ tướng Chính phủ phân công theo quy định tại Điểm d Khoản này;
c) An toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tham gia hoạt động hóa chất; quản lý việc sử dụng hóa chất trong các cơ sở dạy nghề;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường mới hoặc liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ phát sinh trong quá trình Điều hành, quản lý.
11. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan; lấy ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế trước khi gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.
12. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.
13. Các cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thuộc các Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động cho Bộ Khoa học và Công nghệ để đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam là thành viên.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.