Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu cát đã chế biến
Căn cứ điều 4 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/09/2012 của Bộ Xây dựng quy định:
“Điều 4. Điều kiện khoáng sản làm vật liệu xây dựng được phép xuất khẩu.
1. Khoáng sản thuộc danh mục được phép xuất khẩu phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và không thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng không được phép xuất khẩu ban hành tại Phụ lục 2 của Thông tư này (trừ khoáng sản tạm nhập, tái xuất).
2. Khoáng sản có nguồn gốc như sau:
a) Khoáng sản được khai thác từ các mỏ có giấy phép khai thác còn hiệu lực tại thời điểm khai thác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyển cấp phép”.
Như vậy, mặt hàng cát trắng chỉ được phép xuất khẩu khi đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư số 04/2012/TT-BXD (Hàm lượng SiO2 ≥ 99 %) và Giấy phép khai thác còn hiệu lực tại thời điểm khai thác.
Căn cứ điều 5 Thông tư số 04/2012/TT-BXD ngày 20/09/2012 của Bộ Xây dựng quy định:
“Điều 5. Hồ sơ xuất khẩu khoáng sản bao gồm:
1. Hồ sơ xuất khẩu hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan.
2. Kết quả thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu cơ, lý, hoá của khoáng sản phù hợp với các quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này phải được các phòng thí nghiệm LAS-XD hoặc tương đương trở lên xác nhận (trừ đá ốp lát, đá phiến lợp, phiến cháy).
3. Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc khoáng sản như sau:
c) Đối với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu: Doanh nghiệp phải có hợp đồng mua bán, bản sao công chứng các giấy phép khai thác khoáng sản, hoá đơn thuế giá trị gia tăng và giấy chứng nhận đầu tư dự án chế biến khoáng sản của bên bán”.
Như vậy, hồ sơ xuất khẩu mặt hàng cát trắng thực hiện theo quy định trên. Lưu ý công ty, pháp nhân xuất khẩu khoáng sản do mua mua khoáng sản đã qua chế biến để xuất khẩu phải có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất khẩu khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.