Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách trung ương bao gồm những khoản chi nào?

Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách trung ương bao gồm những khoản chi nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thảo hiện đang sống và làm việc tại Lâm Đồng. Tôi đang tìm hiểu về việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước vào hoạt động đối ngoại để phục vụ cho nhu cầu công việc. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách trung ương bao gồm những khoản chi nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Ngày 19/10/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 117/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động đối ngoại. Theo đó, Nghị định quy định về nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại; lập dự toán, chấp hành, quyết toán và công khai ngân sách đối với một số hoạt động đối ngoại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. 

Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách trung ương được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2017/NĐ-CP (có hiệu lực 10/12/2017), cụ thể bao gồm:

a) Chi các hoạt động ngoại giao cấp nhà nước song phương và đa phương.

b) Chi công tác đàm phán, tham gia, ký kết, thực hiện các Điều ước, Hiệp định viện trợ, vay nợ, thỏa thuận quốc tế.

c) Chi bảo đảm hoạt động của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

d) Chi các hoạt động liên quan đến công tác biên giới, lãnh thổ quốc gia.

đ) Chi bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

e) Chi hỗ trợ công tác cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam theo quy định của pháp luật; chi công tác quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

g) Chi hoạt động ngoại giao, hội nhập quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy hợp tác, giao lưu, hiểu biết, tăng cường hữu nghị trong các lĩnh vực.

h) Chi hoạt động đối ngoại nhân dân của các cơ quan trung ương của các đoàn thể được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hoặc hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

i) Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài.

k) Chi tổ chức các sự kiện, hoạt động giới thiệu, quảng bá hàng hóa, dịch vụ và lao động của Việt Nam, xúc tiến đầu tư, thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin đối ngoại tại nước ngoài.

l) Chi hoạt động thu thập và mua thông tin kinh tế có giá trị; hoạt động thẩm tra, xác minh đối tác kinh tế; các hoạt động vận động đối tác, khách hàng kinh doanh, các chủ đầu tư, tập đoàn xuyên quốc gia, công ty lớn tại các địa bàn, địa phương ở nước ngoài nhằm xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, khoa học công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

m) Chi khen thưởng đối với tổ chức, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương; chi khen thưởng đối với tổ chức, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhân dân của các cơ quan trung ương của các đoàn thể được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hoặc hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

n) Chi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại; chi nghiên cứu khoa học phục vụ trực tiếp công tác tham mưu, dự báo chiến lược, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

o) Chi thuê, mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện đi lại ở trong nước và nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật và yêu cầu đối ngoại.

p) Chi thuê, sửa chữa, bảo trì trụ sở, nhà ở, hiện đại hóa cơ sở vật chất ở trong nước và nước ngoài nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật và yêu cầu đối ngoại.

q) Chi cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có ở trong nước và các trụ sở làm việc, trụ sở đối ngoại, nhà ở cán bộ nhân viên của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc sở hữu của Việt Nam.

r) Chi đảm bảo hoạt động bộ máy phục vụ công tác đối ngoại của các bộ, cơ quan trung ương.

s) Chi các hoạt động nghiệp vụ đối ngoại khác được Đảng, Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn về chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách trung ương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 117/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào