Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển được tiến hành như thế nào?
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển được tiến hành như thế nào?
1. Căn cứ pháp lý:
2. Điều kiện: Các loại tàu biển sau đây được thế chấp:
- Tàu biển đăng ký không thời hạn;
- Tàu biển đăng ký có thời hạn;
- Tàu biển đang đóng;
- Tàu biển đăng ký tạm thời;
- Tàu biển loại nhỏ.
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)
3. Hồ sơ:
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
4. Phương thức nộp:
- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
- Nộp trực tiếp;
- Qua đường bưu điện;
- Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
5. Cơ quan giải quyết: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
6. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
7. Lệ phí: 80.000 đồng/hồ sơ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.