Điều kiện để thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Điều kiện để thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình là gì? Xin chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Sắp tới tôi chuẩn bị làm một báo cáo chuyên đề về công tác tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã, nơi tôi đang công tác. Nên tôi đang tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực đình. Chính vì thế, tôi có một thắc mắc này gửi đến Quý Ban biên tập để nhờ hỗ trợ như sau: Điều kiện để thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh, chị rất nhiều.  Tườn Minh (minh***@gmail.com)

Điều kiện thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

a. Có nơi làm việc cố định, có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động của cơ sở;

b. Người đứng đầu cơ sở phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp đang trong thời gian chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án hoặc quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp Luật về xử lý vi phạm hành chính;

c. Có nhân viên tư vấn và người làm việc tại cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 15 Nghị định này.

- Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở, người trực tiếp tham gia chăm sóc, tư vấn được hướng dẫn bởi Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL như sau:

1. Giám đốc là người đứng đầu cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của cơ sở trước pháp luật; ký hợp đồng lao động với nhân viên, người lao động làm việc trong cơ sở và các cộng tác viên (nếu có) theo quy định của pháp luật về lao động (trừ những người tình nguyện làm việc cho cơ sở trong thời hạn không quá 3 tháng và không nhận thù lao). Việc quản lý nhân viên, người lao động trong cơ sở thực hiện theo Quy chế được phê duyệt.

 

2. Người trực tiếp tham gia chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình; tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, không tiết lộ thông tin về nhân thân người được tư vấn, chăm sóc cho người khác trừ khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của nạn nhân; tôn trọng, chia sẻ và giúp đỡ tận tình với nạn nhân bạo lực gia đình và người cần được tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. 

Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 08/2009/NĐ-CP.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào