Các trường hợp được miễn phí thi hành án dân sự
Các trường hợp được miễn phí thi hành án dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Cụ thể là:
a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.
Trong đó, mức phí thi hành án dân sự được xác định dựa trên số tiền, giá trị tài sản thực nhận, bao gồm:
- Mức phí thi hành án dân sự bằng 3% nếu số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 02 lần lương cơ sở đến 5 tỉ đồng;
- Mức phí thi hành án dân sự bằng 150 triệu đồng cộng với 2% số tiền vượt quá 5 tỉ đồng nếu số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5 đến 7 tỉ đồng
- Mức phí thi hành án dân sự bằng 190 triệu đồng cộng với 1% số tiền vượt quá 7 tỉ đồng nếu số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7 tỉ đến 10 tỉ đồng.
- Mức phí thi hành án dân sự bằng 220 triệu đồng cộng với 0,5% số tiền vượt quá 10 tỉ đồng nếu số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10 tỉ đến 15 tỉ đồng
- Mức phí thi hành án dân sự bằng 245 triệu đồng cộng với 0,01% số tiền vượt quá 15 tỉ đồng nếu số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 15 tỉ đồng
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp được miễn phí thi hành án dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 216/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.