Hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được áp dụng cho các đối tượng nào?
Đối tượng hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được quy định tại Điểm 1b Khoản III Điều 1 Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
Đối tượng, phạm vi: Theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012, số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Đối tượng hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
- Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ.
- Khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệp.
- Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:
Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong sản xuất nông nghiệp đã tạo nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, kiến thức cơ bản... khiến nhiều nông dân lúng túng trong chủ động tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự chênh lệch điều kiện kinh tế giữa các vùng (đồng bằng, trung du, miền núi...) ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp nhận công nghệ. Mặt khác, thị trường công nghệ trong nông nghiệp chưa phát triển. Các công nghệ trong lĩnh vực này, bao gồm các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,... đều có tính đặc thù cao. Vì thế, có những công nghệ phù hợp với vùng này nhưng không phù hợp với vùng khác và khó giữ được bản quyền khi chuyển giao vào sản xuất. Thêm vào đó, đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn còn rất manh mún, cả nước có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10 triệu ha với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14 triệu hộ nông dân. Đây là một khó khăn cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật do trên một vùng đất có nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Trên đây là tư vấn về đối tượng hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.