Trọng án là gì?
Trọng án được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:
Trọng án là vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 104, 111, 112, 113, 114, 133, 134, 135 của Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 - gọi chung là Bộ luật hình sự năm 1999).
Pháp luật không khái niệm cụ thể trọng án là gì, mà pháp luật quy định cụ thể các hành vi xâm phạm đến các khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ được xem là trọng án.
- Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định rõ trong Hiến pháp 2013 được pháp luật bảo vệ. Các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người đều là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và người thực hiện các hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong đó, các vụ án hình sự mà có tội phạm xâm hại đến tính mạng của người khác, cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác, bắt cóc chiếm đoạt tài sản dẫn đến chết người hoặc gây thương tật cho người bị bắt cóc từ 61% trở lên lên đều bị xem là trọng án.
Trọng án là gì? (Hình từ Internet)
- Tội phạm về tình dục ngày càng gia tăng và đang được báo động do sự trẻ hóa trong đối tượng bị hành vi vi phạm tác động. Các hành vi tội phạm liên quan đến tình dục được pháp luật quy định bao gồm hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em, dâm ô với trẻ em, giao cấu với trẻ em. Đó là những hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Các vụ án hình sự liên qua đến tình dục đều bị xem là trọng án.
- Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyết bất khả xâm phạm của công dân. Quyền này được ghi nhận trong hiến pháp và được phám luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm hại đên quyền tài sản của công dân đều là vi phạm pháp luật hình sự. Trong đó, các vụ án hình sự về tôi phạm bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên, tội cưỡng đoạt tài sản của công dân từ năm trăm triệu đồng trở lên đều bị xem là trọng án.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm trọng án. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.