Trường hợp không được quyền lập và quản lý doanh nghiệp
1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác;
4. Người chưa thành niên; người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
5. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật;
6. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp;
7. Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
Cũng theo Điều 10 Luật Doanh nghiệp, cá nhân được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Trừ trường hợp là các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định nào về việc hạn chế một người góp vốn vào nhiều doanh nghiệp hoặc thành lập, quản lý nhiều doanh nghiệp (trừ những trường hợp đặc biệt vừa nêu trên). Vì vậy, nếu không thuộc những trường hợp bị Luật Doanh nghiệp cấm, bạn có quyền góp vốn vào nhiều doanh nghiệp hoặc thành lập, quản lý nhiều doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.