Các trường hợp nào không thành lập Ban quản lý dự án về vốn ODA, vốn vay ưu đãi?
Trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Điều 40 Nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, sẽ không thành lập Ban quản lý dự án về vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong những trường hợp sau đây:
1. Người quyết định đầu tư quyết định không thành lập Ban quản lý dự án đối với chương trình, dự án theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 37 Nghị định 16/2016/NĐ-CP.
2. Người quyết định đầu tư quyết định không thành lập Ban quản lý dự án đối với các trường hợp sau đây:
a) Chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại có tổng mức vốn (kể cả vốn đối ứng) dưới 200.000 đô la Mỹ;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại có tổng mức đầu tư (kể cả vốn đối ứng) dưới 350.000 đô la Mỹ;
c) Chương trình, dự án khu vực, chương trình tiếp cận theo ngành, hỗ trợ ngân sách, phi dự án.
d) Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại do nhà tài trợ nước ngoài quản lý tài chính, tổ chức cung cấp dịch vụ, hàng hóa theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài về điều kiện sử dụng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại đối với chương trình, dự án và được thỏa thuận không thành lập Ban quản lý dự án tại điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với chương trình, dự án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp không thành lập Ban quản lý dự án về vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 16/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.