Con có được đòi chia di sản mà mẹ cho người khác thừa kế không?
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Như vậy, để đánh giá tính hợp pháp của di chúc, ngoài việc xác định khi lập di chúc bà nội anh có minh mẫn, sáng suốt hay không còn phải xem xét cả về mặt nội dung và về mặt hình thức của di chúc.
Xét về mặt nội dung: Do ông nội anh mất đã lâu, ngôi nhà là di sản thừa kế do bà nội anh mua mới được vài tháng trước khi mất nên ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu riêng của bà nội anh. Vì vậy, bà có toàn quyền trong việc lập di chúc để “thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Theo điều 648 Bộ luật dân sự thì người lập di chúc có quyền “chỉ định người thừa kế”. Như vậy, việc bà chỉ để lại di chúc cho cháu mà không để lại cho các con là quyền của bà, các con không có quyền yêu cầu chia ngôi nhà mà bà đã di tặng cho cháu.
Xét về mặt hình thức: Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2005 thì di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc không có người làm chứng; di chúc có người làm chứng; di chúc có công chứng; di chúc có chứng thực.
Di chúc của bà nội anh được lập thành văn bản, có công chứng nên về hình thức, di chúc đó là phù hợp với quy định của pháp luật.
Tóm lại, di chúc của bà anh được lập trong trạng thái sáng suốt, minh mẫn, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức cũng không trái quy định của pháp luật nên di chúc đó được coi là hợp pháp. Những người khác không có quyền kiện đòi chia di sản đã được di chúc chỉ định cho người khác.
Luật sư Nông Thị Hồng Hà
Công ty Luật Hồng Hà
Số 8 Đình Ngang, Hoàn Kiếm, Hà Nội
www.hongha.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.