Doanh nghiệp cần chú ý gì khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ? Doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không?

Tôi đang dự định đăng ký bảo hộ độc quyền cho một nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm mà mình đã ấp ủ từ lâu. Xin Luật sư cho biết khi chọn dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề gì ? Tôi có thể lấy tên thương mại để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không? Phạm Ngọc Thế, Hải Dương

Khi chọn dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau: 
 
- Nhãn hiệu hàng hóa phải được cấu tạo độc đáo, dễ nhận biết để có thể thực hiện chức năng phân biệt; 
- Nên chọn từ ngữ hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh để làm nhãn hiệu hàng hóa bởi vì người tiêu dùng có thể cảm nhận được nhãn hiệu hàng hóa đó bằng thị giác lẫn thính giác; 
- Từ ngữ được chọn làm nhãn hiệu hàng hóa phải ngắn gọn, dễ đọc (dễ phát âm hoặc đánh vần), dễ nhớ và dễ truyền thụ từ người này sang người khác; 
- Khi chọn từ ngữ kết hợp với hình ảnh thì phần hình ảnh trong nhãn hiệu phải được trình bày một cách ấn tượng, độc đáo, không nên chọn những hình ảnh cầu kỳ, phức tạp bởi lẽ khó lưu lại trong trí nhớ của người tiêu dùng. Rất ít doanh nghiệp chỉ chọn hình ảnh làm nhãn hiệu. Cần nhớ rằng màu sắc cũng là yếu tố tạo nên tính độc đáo, háp dẫn của một nhãn hiệu. Những dấu hiệu được chọn làm nhãn hiệu hàng hóa phải đáp ứng những điều kiện nhất định và không thuộc những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa. Do vậy, khi thiết kế nhãn hiệu hàng hóa để đăng ký, doanh nghiệp cần tra cứu thông tin hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia để tránh tình trạng thiết kế được nhãn hiệu ưng ý nhưng lại bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối đăng ký bảo hộ.

Thông qua nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng chọn mua một loại sản phẩm vì họ đã mua và sử dụng sản phẩm đó nên biết rõ chất lượng của sản phẩm và doa nghiệ sản xuất ra nó. Như vậy, bản thân nhãn hiệu hàng hóa đã chứa đựng những thông tin về nhà sản xuất cũng như chất lượng

 Doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không?

 Donh nghiệp có thể lấy tên thương mại để đặt nhãn hiệu, nhưng tên thương mại thường dài, nhiều yếu tố của tên thương mại không có tính phân biệt cao nên các doanh nghiệp thường lấy thành phần phân biệt của tên thương mại để làm nhãn hiệu hàng hoá. 
Ví dụ: "Công ty thiết bị điện SHVINA" hoặc "Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Hòa Phát" là tên thương mại, trong đó " SHVINA ", " Hòa Phát " là thành phần phân biệt của các tên thương mại đó được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào