Nộp đơn khởi kiện nhưng không rõ tên, địa chỉ, cơ quan của người bị kiện
Tên, địa chỉ, nơi làm việc của người bị kiện có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết vụ việc. Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự đã nêu rõ, đơn khởi kiện phải có các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
- Tên, địa chỉ của người bị kiện;
- Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
- Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
- Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
- Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật thì Toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá ba mươi ngày; trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn, nhưng không quá mười lăm ngày. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Từ những quy định nêu trên thì ngay khi nộp đơn, bạn đã phải xác định được tên, địa chỉ của người bị kiện. Việc cơ quan công an không xác minh theo yêu cầu của bạn là đúng. Hơn nữa, trong tố tụng dân sự, cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự, Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định. Những trường hợp Tòa án xác minh như: theo yêu cầu của đương sự khi đương sự không thể tự mình xác minh được (điểm c khoản 2 điều 58 BLTTDS); theo yêu cầu của Viện kiểm sát (Điều 85 BLTTDS). Việc tòa án xác minh được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự, khi đó Tòa án có thể yêu cầu cơ quan công an xác minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.