Có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mua từ năm 1980 hay không?
Theo quy định của pháp luật dân sự, thời điểm năm 1980, ông của bạn đã mua đất nên quyền sử dụng đất thuộc về ông bạn, đất chưa chuyển quyền sử dụng cho người cháu ở nhờ nên ông bạn vẫn có quyền đứng tên sử dụng mãnh đất này.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 49, điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật Đất đai, nếu có “Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993”, thì cá nhân cóquyền đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do đó, ông bạn có thể dùng giấy tờ mua bán đất cũ, xin xác nhận của UBND xã, phường nơi quản lý lô đất đó xác nhận đất không có tranh chấp và đã được sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
Khi có xác nhận của UBND xã, phường xác nhận, ông bạn có thể thực hiện việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trình tự thủ tục được quy định tại Điều 14, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP cụ thể như sau:
“1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);
c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất;
b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai;
c) Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất để thực hiện các công việc quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc sau:
a) Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo yêu cầu quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;
b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao cho người được cấp giấy.”
Theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai, đất là tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng), do đó nếu chưa đăng ký quyền sở hữu theo quy định thì ông bạn không được quyền để lại tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác.
Tuy nhiên, trên thực tế ông bạn có thể để lại di chúc trong phạm vi quyền sở hữu đối với tài sản của mình cho người khác, nếu đất chưa được đăng ký chứng nhận quyền sử dụng vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông chết) thì người thừa kế tài sản của ông để lại vẫn có thể đăng ký chứng nhận quyền sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.