Gia đình Tôi gồm 3 hộ với 3 nhà riêng cùng ở trên khu đất có diện tích 500 m 2 , bị ảnh hưởng dự án do Công Ty A là chủ đầu tư. Từ năm 2006, Công Ty A đã tiến hành trao đổi thỏa thuận với gia đình Tôi về vấn đề bồi thường giải tỏa. Đến cuối năm 2009, Công Ty A đưa ra Bảng Chiết Tính Chi Phí Bồi Thường Hỗ Trợ với nội dung là Công Ty A sẽ thu hồi 500m 2 đất và gia đình Tôi sẽ được hoán đổi nền đất tái định cư với tổng diện tích thực tế của 3 nền là 300 m 2 . Qua Bảng Chiết Tính đó Tôi chỉ biết được chi phí bồi thường hỗ trợ di dời, và vị trí, diện tích thực tế nền đất Tôi được hoán đổi. Sau đó vẫn không đạt được thỏa thuận đền bù giữa Tôi và Công Ty A, Tôi có gửi đơn khiếu nại đến Ủy Ban Nhân Dân Quận, và hồ sơ đền bù của Tôi được chuyển cho Ban Bồi Thường Giải Phóng Mặt Bằng Quận thụ lý. Đến đầu năm 2014, gia đình Tôi tiếp tục liên hệ với Công Ty A để hỏi tình trạng đền bù giải tỏa nhà của Tôi đã tiến triển đến đâu, và Tôi đề nghị được đền bù giải tỏa sớm. Nhiều lần Tôi điều đến đúng theo thư mời của Công Ty A, và Ban Bồi Thường Quận để trao đổi thỏa thuận việc đền bù. Ban Bồi Thường Quận đưa ra lý do là Luật đất đai 2013 đang điều chỉnh nên chưa lập phương án bồi thường cho cả dự án, nên vẫn để gia đình Tôi thỏa thuận với công Công Ty A như trước đây. Nhưng Công Ty A nhiều lần đưa ra các bản vẽ khác nhau về nền đất sẽ hoán đổi với gia đình Tôi và mỗi lần đưa ra diện tích điều khác với diện tích trong Bảng Chiết Tính 2009, mặc dù gia đình Tôi thống nhất qua các biên bản là hoán đổi nền đất theo Bảng Chiết Tính 2009. Đến tháng 01/2015, khi gia đình Tôi nhất quyết yêu cầu hoán đổi nền đất theo Bảng Chiết Tính 2009, Công Ty A mới cung cấp cho Tôi được biết về diện tích xây dựng của nền đất hoán đổi, và bản vẽ mẫu nhà liên kế lập từ năm 2002 được Sở Quy Hoạch Kiến Trúc thỏa thuận năm 2004. Do nhận thấy diện tích xây dựng quá nhỏ so với diện tích thực tế (riêng diện tích thực tế nền đất của Tôi là 110m2, nhưng diện tích xây dựng chỉ có 57m2) nên gia đình Tôi đã không đồng ý về diện tích xây dựng mà Công Ty A đưa ra và đề nghị tăng diện tích xây dựng. Công Ty A thông báo là không tăng diện tích xây dựng được, vì phải theo nhà mẫu. Qua quá trình làm việc tôi thấy Công Ty A liên tục gây khó khăn cho gia đình Tôi bằng những thủ pháp đã nêu trên. Qua trình bày ở trên, luật sư vui lòng cho Tôi hỏi: - Việc Tôi không được Công Ty A cung cấp thông tin về diện tích xây dựng, và kiến trúc nhà mẫu trong suốt khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay có phải là sai quy định? - Việc Công Ty A thông báo là không điều chỉnh diện tích xây dựng được vì theo nhà mẫu được duyệt năm 2004, cách đây đã 10 năm có đúng quy định, và có còn phù hợp với hiện nay không? - Tôi muốn biết giá của phần đất 500m 2 , hoán đổi nền đất 300 m 2 để biết được giá trị hoán đổi chính xác, thì Tôi sẽ liên hệ cơ quan nào? - Công ty A đã vi phạm những quy định gì về việc đền bù giải tỏa với gia đình Tôi? - Nếu muốn khiếu nại về việc Công Ty A cố tình gây khó khăn kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tôi trong việc đền bù giải tỏa cho gia đình Tôi, thì thì Tôi sẽ gửi đơn khiếu nại đến cơ quan nào để giải quyết?
Qua nội dung trình bày của bạn thì luật sư hiểu nhà đất của bạn nằm trong dự án xây dụng của một đơn vị tư nhân và mục đích dự án là thương mại nên việc giải tỏa đền bù sẽ do hai bên thỏa thuận. Theo đó, việc thỏa thận đền bù có thể bằng tiền để gia đình bạn đi nơi khác hoặc có thê là bố trí nền đất khác, nhà khác để gia đình bạn tái định cư nếu củ đầu tư có quỹ nhà va đất. Tuy nhiên, dù là hình thức nào thỉ việc đền bù phải thỏa đáng, đúng giá trị để gia đình bạn cảm thấy thỏa đáng mà giao đất và đảm bảo những quyền lợi thiết yếu về sinh sống va an cư của gia đình. Trong vấn đề bạn làm việc với chủ đầu tư về đền bù giải tỏa nhận thấy cách làm việc của chủ đầu tư là thiếu trách nhiệm, các thông tin công bố không rõ ràng, minh bạch, có ý qua mặt người dân, gây khó dễ để làm người dân nản lòng... đêu là sai phạm nên gia đình bạn có quyền trả lời không đồng ý và yêu cầu cơ quan chức năng là ban đền bù giải tỏa của quận giải quyết. Nếu khôn thì có quyên khiếu nại lên cấp trên để yêu cầu xem xét và giải quyết thoa đáng.