Những bất cập về giao thông môi trường ở Hà Nội
Thành phố đã và đang triển khai với những giải pháp sau:
1. Phát triển giao thông công cộng để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân:
- Mở thêm các tuyến xe buýt và tăng lượng xe, lượt xe.
- Giảm thuế và bù lỗ giá vé dịch vụ giao thông công cộng.
- Tăng thuế và lệ phí giao thông đối với phương tiện cơ giới cá nhân.
2. Xây dựng, cải tạo hạ tầng mạng lưới giao thông:
- Đang tập trung ưu tiên đẩy nhận tiến độ các dự án cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy và các tuyến đường vành đai 2, vành đai 3,… để hạn chế xe tải và các phương tiện khác đi qua nội thành Hà Nội từ phía Nam lên phía Bắc, Đông Bắc và ngược lại.
- Các nút giao thông trong nội thành (Đại Cồ Việt – Giải Phóng, Ngã tư Sở, Ngã tư Vọng,…) đã và đang khẩn trương hoàn thành hệ thống cầu vượt vào năm 2010.
- Thí điểm hạn chế phương tiện mô tô, ô tô cá nhân tham gia giao thông tại một số tuyến phố quận Hoàn Kiếm, khu vực phố cổ (đang thực hiện từ nay đến 2010).
- Cải tạo mở rộng ngã tư, ngã năm trong khu vực nội thành (Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy…).
3. Kiểm soát khí thải, phân loại phương tiện cơ giới cá nhân:
- Thành phố đã triển khai thí điểm kiểm tra lượng khí thải của xe máy đã sử dụng trên 5 năm (2006).
- Dự kiến sẽ triển khai áp dụng 10 trạm kiểm tra vào năm 2009 và năm 2010 trong chương trình cải thiện chất lượng không khí do ngân hàng thế giới WB tài trợ. Để phân loại xe được phép lưu hành phải khắc phục giảm mức gây ô nhiễm và thực hiện thu phí khí thải đối với các phương tiện mô tô, xe máy cá nhân.
Từ 3 giải pháp trên, từng bước thành phố sẽ cải thiện được tình trạng môi trường và giao thông mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.