Thân nhân của người bị chết do tai nạn lao động có được hưởng chế độ mai táng, chế độ trợ cấp tuất hàng tháng không ?
Theo Điều 144 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể là:
"1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này".
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,� nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm x30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Vì người bạn của bạn bị tai nạn lao động do lỗi của mình, theo quy định trên công ty vẫn phải bồi thường cho gia đình của người bạn của bạn. Mức bồi thường ít nhất 12 tháng tiền lương cho gia đình người bạn của bạn, cùng với các chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế.
*Về chế độ mai táng:
Theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Như vậy thân nhân của người bạn của bạn được nhận tiền trợ mai táng là 10 lần mức lương cơ sở tương ứng với 12.100.000 đ.
*Về chế độ tuất hàng tháng :
Theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội thì những người chế do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng
Khoản 2, Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
- Thân nhân vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Theo Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội
« 1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết ».
Do người bạn của bạn có hai con chưa đủ 18 tuổi và đang phải nuôi bố, mẹ đẻ già yếu, không có thu nhập. Trường hợp này, những thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của gia đình người bạn của bạn là 04 người gồm: cha đẻ, mẹ đẻ và hai con nhỏ của người bạn đã chết. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng mà người bạn của bạn chết (1/6/2016). Mức trợ cấp tuất hàng tháng là đối với hai đứa con là 50% x 1.210.000 đ/tháng x 2 = 1.210.000 đ/ tháng. Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với cha, mẹ đẻ là: 70% x 1.210.000 đ x 2= 1.694.000 đ/tháng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.