Xử lý hình sự hay kỷ luật lao động?
Chúng ta cần xác định rõ về hai trường hợp như sau:
1. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm:
Nếu tài sản bị mất do chính người tài xế chiếm đoạt thì cho dù lén lút chiếm đoạt hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều có thể có dấu hiệu tội phạm. Vì vậy, công ty bạn cần làm đơn trình báo với cơ quan công an có thẩm quyền, yêu cầu điều tra, làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản đó của người tài xế và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Trường hợp xử lý kỷ luật lao động:
Nếu tài sản bị mất không phải do người nhân viên này chiếm đoạt mà là do hành vi thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn đến hậu quả bị mất hoặc làm thất lạc tài sản thì công ty bạn phải căn cứ vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và Bộ luật Lao động năm 2012 để xử lý kỷ luật lao động người nhân viên vi phạm này và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất theo các quy định của pháp luật lao động hiện hành.
Tóm lại, cho dù thuộc quan hệ hình sự (trường hợp 1) hoặc quan hệ lao động (trường hợp 2), nhưng nếu nhân viên tài xế bỏ trốn, không liên lạc được thì công ty bạn nên thông báo cho người nhà nhân viên này biết về việc này và khuyên người nhà nên nói nhân viên này cần liên lạc và làm việc với công ty để giải quyết hậu quả. Nếu như nhân viên này vẫn cố tình trốn tránh, công ty bạn nên suy nghĩ áp dụng trường hợp 1 để giải quyết tình huống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.