Thủ tục nhập khẩu cho vợ theo chồng

Thưa luật sư, Tôi và vợ lấy nhau được gần 1 năm, hiện tại sắp có con nên tôi muốn nhập khẩu cho vợ từ Thanh Hóa về Hà nội. Tôi đã có hộ khẩu Hà nội, chủ hộ khẩu là bố tôi. Hiện tại do nhà chật, 2 vợ chồng tôi đang thuê nhà ngoài để sống. Tôi cũng nghiên cứu luật cư trú và hỏi thủ tục trên CA Quận, hoàn thành đầy đủ hồ sơ nộp cho CA Quận và được hẹn 15 ngày sau trả kết quả (có xác nhận của bố tôi cho con dâu đăng ký thường trú). Nhưng hôm vừa rồi vấn đề: không hiểu sao đồng chí CA Phường về quản lý hộ khẩu lại biết và đến nhà tôi, nói với bố tôi là "Sao anh nhập hộ khẩu cho con dâu lại không qua em????" (tôi rất lấy làm lạ vì thủ tục nhập khẩu như tôi nghiên cứu là chỉ qua CA Quận), và rằng hiện tại tôi không sống ở cùng nhà với bố tôi nên việc nhập khẩu sẽ không được.  Do lo không nhập được, bố mẹ tôi có nói là tôi nên gặp đồng chí đó, nói khó và nói là không biết luật nên "qua mặt"... rồi lobby để xử lý việc dễ dàng hơn. Xin luật sư tư vấn giúp tôi, đồng chí CA Phường nói như vậy có đúng không, việc đó có cản trở đến việc nhập khẩu của vợ tôi hay không? Và tôi nên làm thế nào.  Xin cảm ơn luật sư.

Theo quy định tại Điều 20 luật cư trú năm 2006. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; 
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 
Nếu bạn chưa tách khẩu ra khỏi hộ khẩu gia đình bố mẹ bạn thì việc nhập hộ khẩu của vợ bạn được tiến hành theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 20 Luật cư trú năm 2006. 
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào