Quy định về tính BHXH đối với thời gian gián đoạn
Căn cứ vào Luật BHXH và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH, Thông tư của liên bộ hướng dẫn thi hành các quy định về Luật BHXH cũng như các Nghị định của Chính phủ quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường (Nghị định 09/1998; Nghị định 121/2003 và Nghị định số 92/2009) thì trường hợp của ông công tác ở xã và giữ các chức vụ theo chức danh Bí thư xã đoàn, Xã đội trưởng; Thường trực Đảng ủy (từ tháng 4/1976 - 12/1989) ông được đóng BHXH theo Nghị định số 09; kể cả thời gian ông đi học vẫn được hưởng lương và được tham gia BHXH. Tại thời điểm năm 1989, ông không nói rõ khi nghỉ công tác ở xã thì ông đã nhận trợ cấp một lần hay chưa. Điều này rất quan trọng vì nó là một trong những điều kiện bắt buộc để BHXH tính thời gian đóng BHXH cho ông và các chế độ khi nghỉ hưu sau này. Năm 2004, ông lại tiếp tục tham gia công tác ở xã với chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã nên ông thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo Nghị định 121/2003 về chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường và hiện nay là Nghị định 92/2009 quy định: Cán bộ xã có thời gian đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 09/1998 của Chính phủ mà chưa được hưởng trợ cấp một lần, thì thời gian làm việc có đóng BHXH được tính là thời gian để hưởng BHXH hoặc được cộng nối với thời gian tham gia BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc để tính hưởng BHXH theo quy định của Luật BHXH. Đối với trường hợp cán bộ xã, phường thị trấn đã được giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc hưởng trợ cấp một lần trước ngày Nghị định 92 có hiệu lực thì không áp dụng quy định này để giải quyết lại. Từ quy định nêu trên ông cần xem lại quá trình tham gia BHXH của mình để đối chiếu với quy định của pháp luật như luật gia đã nêu. Nếu còn vướng mắc hoặc chưa rõ ông cần hỏi cơ quan BHXH để được giải thích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.