Quy định về phụ cấp ưu đãi viên chức y tế học đường
Xây dựng chính sách đối với cán bộ y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong những năm vừa qua, Bộ Y tế đã tham mưu trình Chính phủ ban hành một số chính sách đối với cán bộ y tế nói chung và đặc biệt là chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tại Khoản 1, Điều 2 quy định đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định này bao gồm: “Cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế (sau đây gọi chung là cán bộ, viên chức y tế) trong các cơ sở nhà nước bao gồm: trạm y tế xã/phường/thị trấn, trạm y tế cơ quan/trường học, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện và các cơ sở y tế khác từ cấp xã trở lên”.
Như vậy, cán bộ y tế phải thuộc trạm y tế trường học mới được hưởng các chính sách theo quy định tại Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ.
Theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2012 của Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, tại Khoản 6, Điều 3 quy định đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định này như sau: “Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại Điểm b, Khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ quan, đơn vị, trường học thì được thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng”.
Như vậy, hai Công văn số 3955/BYT-TCCB ngày 19/6/2012 và 6007/BYT-TCCB ngày 7/9/2012 của Bộ Y tế là hai văn bản trả lời việc thực hiện hai chính sách khác nhau. Việc thực hiện theo công văn nào của Bộ Y tế căn cứ trên điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.