Công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế
Cán bộ, công chức hoạt động, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tạiLuật Cán bộ, công chức, năng lực của cán bộ công chức không quy định ở Luật Xây dựng và Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Cán bộ, công chức cũng không được hành nghề có liên quan đến phạm vi, nội dung công việc đang quản lý. Do vậy, cán bộ, công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề và không có quy định cán bộ, công chức khi thẩm tra thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề.
Ngoài ra, nếu quan niệm người có chứng chỉ hành nghề thì mới là người có đủ năng lực là chưa đầy đủ. Cán bộ, công chức quản lý ở cơ quan chuyên môn về xây dựng về nguyên tắc thì bắt buộc phải có đủ năng lực chuyên môn, hoặc phải quản lý thông qua việc giao việc cho tổ chức tư vấn có đủ năng lực và phải kiểm soát quá trình, kết quả thẩm tra.
Cơ quan quản lý được phép chỉ định và tổ chức phối hợp thực hiện
Cũng theo phản ánh của ông Đông, Khoản 3 Điều 21 Nghị định15/2013/NĐ-CP ngày 6/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định: “Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thực hiện thẩm tra thiết kế”.
Vậy, để xác định cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì căn cứ vào các quy định nào? Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng không đủ chuyên viên để thực hiện hoặc điều kiện vật chất (phòng làm việc, thiết bị...) không đáp ứng thì có thể coi là không đủ điều kiện không? Quy trình thực hiện công tác lựa chọn tổ chức thẩm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo Luật Đấu thầu hay theo quy định nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.